Khởi đầu là một công ty bán hàng trực tuyến, Amazon đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác và lĩnh vực nào cũng thành công rạng rỡ, khiến nhiều ông lớn công nghệ phải khiếp sợ
Phần 1: Tham vọng của gã khổng lồ muốn thay đổi hầu hết khái niệm mua sắm của bạn.
Trong vòng gần 22 năm, Amazon đã chuyển đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và đạt nhiều thành tựu ở từng lĩnh vực. Chiếc loa thông minh Amazon Echo là một thành công lớn sau thất bại của điện thoại Fire Phone. Phiên bản mới nhất của dịch vụ stream nhạc Amazon, Amazon Music Unlimited, được xây dựng trên kho nhạc ban đầu của công ty, Amazon MP3, mở ra cách đây 9 năm. Amazon Studio là chương trình TV nhận giải thưởng Emmy Award, xây dựng dựa trên nền tảng crowdsourcing được công ty lần đầu giới thiệu năm 2010. Thậm chí ngành thời trang của Amazon cũng khởi sắc và hiện công ty là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai tại Mỹ, theo Morgan Stanley. Đây là sự phát triển từ thể nghiệm thương hiệu trong các mảng đồ gỗ ngoại thất (2004), đồ gia dụng (2008), phụ kiện điện tử (2009), tã giấy (2014) và hiện nay là cả sản phẩm cà phê hữu cơ.
Không giống như Apple, Google, và Microsoft, Amazon không bị cố định với một hệ sinh thái thiết kế chặt đẹp với áp dụng và dịch vụ. CEO Bezos, thay vào đó, tụ hội vào các nền tảng phục vụ khách hàng tốt nhất và nhanh nhất có thể. “Khách hàng của chúng tôi trung thành với chúng tôi cho đến giây phút ai đó đem đến cho họ một dịch vụ tốt hơn. Và tôi thích điều đó. Đó là động lực lớn đối với chúng tôi”, ông Bezos chia sẻ.
Động lực đó đã giúp tạo ra hàng loạt sản phẩm sáng tạo tuyệt. Chỉ trong năm vừa qua, Prime Video đã có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi ra mắt vào tháng 11 trong chương trình The Grand Tour, buổi chiếu ra mắt có nhiều người xem nhất của Amazon. Twitch, mạng trò chơi video trực tuyến Amazon mua lại vào năm 2014, đã công bố 3 tựa game đầu tiên từ khi studio được thành lập. Amazon đã đầu tư hàng triệu USD vào những công ty mới thành lập để xây dựng các áp dụng điều khiển bằng giọng nói cho trợ lý ảo thông minh Alexa và dạy cho vị trợ lý này hàng ngàn kỹ năng mới. Công ty đã khai trương thêm hai mươi trung tâm phân phối mới, trở thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất ở Ấn Độ và có những chuyến giao hàng bằng máy bay không người lái đầu tiên ở Anh.
Chiến lược phát triển liên tục của Bezos cho cho phép công ty thí điểm các lĩnh vực lân cận và sau đó xây dựng chúng thành các thương hiệu. Trang web trước đây chỉ bán sách bây giờ cho phép bất kỳ ai cũng có thể mở một cửa hàng và bán bất cứ thứ gì. Khả năng kho và hậu cần mà Amazon từng xây dựng để sắp xếp, đóng gói và vận chuyển những cuốn sách đó hiện giờ có thể dành cho bất kỳ người bán nào. Amazon Web Services, phát triển từ nhu cầu cơ sở hạ tầng thương mại điện tử của công ty, hiện đã trở thành một công ty riêng với trị giá 13 tỷ USD, không chỉ cung cấp dịch vụ hậu cần cho Airbnb và Netflix mà còn lưu trữ cả thư viện sách điện tử Kindle của bạn và giúp Alexa có thể nói cho bạn biết hôm nay bạn có cần mang theo một chiếc ô hay không.
Để hiểu được Amazon đã phát triển nhanh chóng như thế nào, hãy nhìn vào doanh số (100 tỷ USD năm 2015), giá cổ phiếu (tăng hơn 300% trong vòng 5 năm trở lại đây) và ba sáng kiến đưa Amazon đến với ngày hôm nay:
- Prime, chương trình thành viên cho người dùng trên Amazon với giá 99 USD/năm;
- Tham vọng thay đổi suy nghĩ của tất cả chúng ta về những cửa hàng thật;
- Sự đổi mới không ngừng nghỉ về mặt hậu cần mà thể hiện rõ nhất là những kho hàng ở ngoại ô Seattle nơi con người làm việc cùng máy móc trong những phân xưởng của ngày mai.
Prime
Gần như tất thảy các sáng kiến gần đây nhất của Amazon đều liên quan đến Prime. Prime ước tính chiếm khoảng 60% tổng giá trị của tất cả các nhà bán lẻ mở cửa hàng trên website này. Khoảng 40 triệu đến 50 triệu người dân Mỹ sử dụng dịch vụ Prime, và theo Morgan Standley, những khách hàng này chi khoảng 2.500 USD trên Amazon mỗi năm, nhiều gấp 4 lần so với những người không phải là thành viên.
Nếu bạn là một thành viên Prime, bạn hiển nhiên sẽ vớ được nhiều món hời, công thêm thời gian vận tải chỉ 2 ngày đối với hàng triệu món hàng và chỉ vài giờ hoặc thậm chí chưa đến một giờ với hàng chục nghìn món hàng thuộc dịch vụ Prime Now. Và rồi còn có cả một quán ăn giao hàng trong một giờ, một tháng sư dụng sách điện tử miễn phí, stream video không vướng quảng cáo, giảm 20% giá bán bỉm…
Amazon càng đưa được nhiều sản phẩm và dịch vụ vào Prime, càng có nhiều khách hàng muốn gia hạn thành viên và mua sắm thêm, từ đó Amazon lại càng có thêm dữ liệu về sở thích và sản phẩm khách hàng muốn mua trong tương lại. Những thông tin này sẽ được đem ra sử dụng khi Amazon tung ra sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời còn giúp trợ lý ảo Alexa thông minh hơn. CEO Bezos từng nói: “Bạn chỉ cần bảo ‘Alexa, đặt mua thêm kem đánh răng đi’, và nó sẽ biết phải mua loại kem nào”. Đó là lý do vì sao Bezos nhắc đi nhắc lại rằng Prime sẽ là “bánh đà”: một thiết bị dùng trong cơ khí để cung cấp năng lượng liên tục. Nó vừa thúc đẩy Amazon tiến lên vừa đem lại lợi ích.
Thay đổi khái niệm về cửa hàng của mọi người
Bezos cho biết mọi người liên tục hỏi ông suốt 20 năm qua rằng khi nào Amazon sẽ mở một cửa hàng thật. Câu giải đáp luôn luôn là “không”. “Tôi đã trả lời kiểu như vậy suốt quãng thời gian đó, và chúng tôi sẽ làm vậy nếu chúng tôi có một ý tưởng khác”, Bezos nói.
Tại sao phải thay đổi? Các cửa hàng bán lẻ cung cấp một sự hấp dẫn hữu hình cho những người không thành thạo các thao tác giao dịch trực tuyến. Nhưng như Bezos giải thích, sự tinh tế về công nghệ của Amazon cũng làm cho người mua hàng trong cửa hàng có thể tương tác với các nền tảng kỹ thuật số theo những cách thức mới mẻ. Giám sát sự tương tác là một cách cổ điển để Amazon phát hiện ra các cơ hội mới.
Bước trước tiên, Amazon tung ra một cách thức khá truyền thống: Hơn 30 cửa hàng thực giới thiệu các thiết bị điện tử của Amazon - Kindle, Echo, Fire TV, Fire tablet và Dash đã được mở rải rác khắp đất nước vào cuối năm ngoái. Giai đoạn tiếp theo: Mở rộng các cửa hàng sách Amazon Books được đánh giá cao, giới thiệu các tựa sách với xếp hạng của khách hàng từ bốn sao trở lên cùng trích dẫn các bài đánh giá từ trang web. Giai đoạn này sẽ được áp dụng tại ba đến tám địa điểm. Bước đi thứ ba là Amazon Go. Amazon Go là một concept về một cửa hàng tiện lợi, được công bố vào tháng 12/2016 và ra mắt tại Seattle vào đầu năm 2017. Sau khi một người mua sắm quẹt mã số trên điện thoại di động của người đó ở lối vào cửa hàng, người này có thể lấy bất cứ thứ gì mình thích; Những món hàng được thêm vào kho kỹ thuật số của người mua và được thanh toán tự động người mua rời khỏi cửa hàng thông qua tài khoản hiện tại của cô ấy. Công nghệ điện toán đám mây, học máy, điều khiển bằng giọng nói chính là bí quyết hậu cần của Amazon cho sự tiện lợi này. Đây cũng là một ví dụ nữa chứng minh Amazon đã tạo ra nền tảng công nghệ có thể đem bán cho các doanh nghiệp khác.
Rút cuộc, và lặng lẽ hơn, Amazon đang chuẩn bị cho một khái niệm mới về cửa hàng tạp hóa. Mặc dù không có nhân viên nào làm việc tại Amazon sẵn sàng đàm luận về vấn đề này, nhưng các tài liệu gửi cho các phòng ban của tòa nhà địa phương ở Seattle và các vùng ngoại ô San Francisco ở Sunnyvale và San Carlos cho thấy công ty đang xây dựng các cửa hàng ở cả ba địa điểm trên. Các tài liệu này mô tả một hệ thống, có thể là sự mở rộng dịch vụ tạp hoá AmazonFresh: Khách hàng tải giỏ hàng kỹ thuật số của mình từ xa và tiến hành thanh toán trực tuyến, sau đó lên lịch mua hàng trong vòng hai giờ. "Khi đi mua các mặt hàng đã chọn, khách hàng có thể lái xe vào khu vực đỗ xe được chỉ định trước với tám khu để xe và các món hàng đã mua sẽ được chuyển đến tận ô tô của họ hoặc họ có thể đi vào khu vực bán lẻ để lấy hàng trực tiếp", báo cáo cho biết. Điều này hiển nhiên không thể thay đổi cách thức mua sắm của toàn bộ người dân nước Mỹ qua một đêm nhưng Amazon đã luôn luôn kiên nhẫn và từng bước cải thiện các dịch vụ của mình. Kể từ khi AmazonFresh ra đời năm 2007, dịch vụ này đã dần dần mở rộng ra hàng chục thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét